Mách bạn ngón đeo nhẫn cưới nữ đúng

Theo bạn nữ đeo nhẫn cưới tay nào mới đúng nhỉ? Có người đeo tay phải, có người lại đeo bên tay trái. Từ đó xảy ra nhiều ý kiến trái chiều nhau. Thậm chỉ có người không đeo mà lại dùng nhẫn để làm mặt dây chuyền. Đâu mới là cách đeo đúng? Hãy cùng Kim Tài Ngọc tìm hiểu ngón đeo nhẫn cưới nữ trong bài viết này nhé.

Nên đeo nhẫn cưới tay nào?

ngón đeo nhẫn cưới nữ

Những cặp đôi chuẩn bị cưới thì nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhé. Chọn tay đeo nhẫn phù hợp không chỉ giúp bạn có thêm động lực trong hôn nhân mà còn thể hiện lòng tôn trọng của bạn đối với đối phương.

Phụ nữ đeo nhẫn cưới tay nào?

Theo phong thủy phương Đông, từ trước đến nay đều quan niệm theo câu “nam tả, nữ hữu”, nghĩa là nam phải, nữ trái. Đây là quan niệm có từ lâu đời, đến nay vẫn được nhiều người tin tưởng; và áp dụng cách đeo nhẫn này. Thực tế, quan niệm giúp mang lại những niềm tin tích cực hơn cho các cặp đôi yêu nhau. Họ tin rằng phụ nữ đeo tay phải; và đàn ông đeo tay trái giúp các cặp đôi yêu nhau hơn và mối quan hệ đó ngày càng sâu đậm. Những người yêu nhau nhìn vào đó, họ sẽ có thêm động lực làm việc; trau dồi và tôn trọng người mình yêu.

Đàn ông đeo nhẫn cưới tay nào?

Như đã đề cập ở trên, nam giới nên đeo nhẫn vào bên tay trái. Đa số đây không phải là tay thuận nên công việc và cuộc sống sinh hoạt được đảm bảo hơn. Ngoài ra, đeo nhẫn vào tay không thuận sẽ hạn chế tình trạng nhẫn bị xước, móp méo. Vì con trai thường xuyên làm những công việc nặng nhọc nên việc đeo nhẫn cưới bằng tay thuận là điều bất tiện đối với họ.

Vậy ngón đeo nhẫn cưới nữ là ngón nào mới đúng?

Vậy ngón đeo nhẫn cưới nữ là ngón nào mới đúng?

Về vấn đề này, hầu hết các cặp vợ chồng quyết định đeo nó trên ngón áp út bàn tay trái của họ. Đây còn được gọi là ngón tay đặc biệt dành cho nhẫn cưới; nhẫn cầu hôn hay các loại nhẫn đôi. Đeo nhẫn ở ngón áp út mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng ý nghĩa chính là thể hiện bạn là hoa đã có chủ, gái đã có chồng hay người yêu. Để người khác bỏ ý định làm quen. Hay đó cũng là lời thề ước khi trao nhau chiếc nhẫn cưới. Cầu mong cho họ luôn bên nhau trong mọi tình trạng sức khỏe và khó khăn, giàu sang và bệnh tật.

Theo lịch sử Hy Lạp, ngón đeo nhẫn có mạch máu dẫn thẳng đến tim. Và trái tim là nơi thể hiện tình yêu nên ngón áp út được chọn để đeo nhẫn cưới. Vì vậy, trong đám cưới ở các nước phương Tây thường chọn đeo nhẫn ở ngón áp út. Nếu như ngón tay này bạn đã đeo nhẫn cầu hôn thì bạn có thể chuyển nhẫn cầu hôn sang ngón giữa; và đeo nhẫn cưới vào ngón áp út. 

Khi nào nên đeo nhẫn cưới

Theo quan điểm của Kim Tài Ngọc, khi hai người thực sự đã kết hôn thì bạn hãy nên đeo nhẫn. Tức là sau khi hôn lễ được thông qua thì mới có thể đeo được. Đối với người Công giáo, nó có thể được đeo ngay sau lễ cưới; và cả hai có thể lãnh nhận bí tích hôn phối. Sau đó hai người thực sự đã trở thành một cặp dưới sự chứng kiến ​​của Chúa. Khi đã được xác minh thì sẽ không có sự cách xa. Đối với những người không theo đạo thiên chúa; hoặc không có đạo thì có thể được đeo trong đám cưới. Tức là trong đám cưới của cô dâu và chú rể.

Khi nào nên đeo nhẫn cưới

Nhiều người quyết định rằng đeo nhẫn trước đám cưới hoặc buổi lễ là được. Tuy nhiên, điều này sẽ làm mất đi tính linh thiêng; cũng như cảm xúc không trọn vẹn khi tổ chức hôn lễ trong nhà thờ hay trong đám cưới. Hãy giữ cảm xúc này trong ngày cưới thay vì bạn đeo nó trước. Điều đó khiến bạn sẽ mất đi sự hồi hộp đáng có trong ngày trọng đại của mình. 

Đã kết hôn mà không đeo nhẫn cưới có được không?

Nên đeo nhẫn cưới

Việc đeo nhẫn không chỉ thể hiện rằng bạn đã kết hôn mà còn thể hiện rằng bạn tôn trọng người bạn đời của mình. Nhẫn cưới là kỷ vật của tình yêu, là vật chứng tỏ hôn nhân luôn bền chặt, son sắt. Đôi khi, nó chính là động lực giúp cả hai vợ chồng cùng nhau vượt qua những sóng gió trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Vậy nên đeo nhẫn cưới chính là khẳng định đối với người bạn đời của mình; đôi khi đó là động lực để bạn trở nên mạnh mẽ.

Không đeo nhẫn cưới

Trên thực tế, không đeo nhẫn cũng không sao. Vợ chồng đeo nhẫn như thế nào không quan trọng, quan trọng là tình cảm của họ đối với nhau ra sao. Nếu bạn đeo nhẫn 24/24 mà không yêu và làm những điều không tốt thì thật không xứng đáng. Ngược lại, nếu không đeo nhẫn mà tình luôn son sắt thì lại càng đáng quý. Vì vậy, đừng quan tâm quá đến việc đối phương có đeo nhẫn hay không mà hãy phụ thuộc vào cách anh ấy đối xử với bạn. Tình cảm mà họ dành cho bạn như thế nào?

Những cách khi bạn không muốn đeo nhẫn cưới

Những cách khi bạn không muốn đeo nhẫn cưới

Khi bạn cảm thấy quá không thoải mái hoặc không quen khi đeo nhẫn trong cuộc sống hay công việc hằng ngày, có rất nhiều giải pháp. Có hai phương án cho các cặp đôi lựa chọn.

  • Lưu trữ nhẫn ở một nơi an toàn và tránh tiếp xúc với môi trường. Vì nhẫn là kỷ vật liên quan đến đời sống vợ chồng nên phải được gìn giữ đến cẩn thận cuối đời. Bất cứ khi nào có lễ kỷ niệm hoặc những dịp cần đến thì bạn có thể lấy chúng ta để đeo vào tay.  
  • Hãy biến chúng thành một mặt dây chuyền đẹp và ý nghĩa. Tìm thêm một chiếc vòng cổ và lồng vào chiếc nhẫn cưới của bạn. Chiếc nhẫn cưới vẫn luôn ở bên bạn nhưng không còn đeo vào tay. Thay vào đó, nó sẽ trở thành một mặt dây chuyền vô cùng ý nghĩa.

Trên đây là bài viết giải đáp xoay quanh vấn đề ngón đeo nhẫn cưới nữ. Kim Tài Ngọc Diamond hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Hãy gọi ngay cho chúng tôi khi bạn cần được tư vấn mua nhẫn cưới và trang sức qua số hotline 0842 988 889 hoặc website kimtaingocdiamond.com .

FB: https://www.facebook.com/TaiNgoc.Diamond

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giỏ hàng
Lên đầu trang