Kim cương là loại đá quý có giá trị cao, thường được sử dụng để chế tác những món đồ trang sức đẹp. Nếu sở hữu điều kiện tài chính đủ mạnh và yêu thích trang sức kim cương; có thể bạn sẽ quan tâm đến các tiêu chí chọn mua kim cương dưới đây. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn cách lựa chọn kim cương dựa trên các tiêu chí chính xác nhất để bạn có thể mua được món trang sức kim cương phù hợp cho bản thân mình.
Tại sao bạn nên chọn mua kim cương?
Nếu như có khả năng, bạn nên mua kim cương hoặc một món trang sức kim cương cho mình. Đeo kim cương sẽ tôn lên giá trị và đẳng cấp của bạn. Ngoài vẻ đẹp lấp lánh hoàn hảo; kim cương còn có thể là một khoản đầu tư hàng hóa tuyệt vời. Kim cương có khả năng chống lạm phát, khiến chúng trở thành một lựa chọn đầu tư an toàn.
Các tiêu chí chọn mua kim cương cần biết
Sau đây là một số tiêu chí chọn mua kim cương mà bạn nên biết để có thể giúp bạn sở hữu sản phẩm ưng ý nhất.
Giá kim cương
Mua kim cương và trang sức kim cương là trải nghiệm mới mẻ đối với nhiều khách hàng. Trước khi mua, bạn nên tính toán đến giá của trang sức kim cương bạn muốn mua vào dự trù ngân sách có thể chi trả. Giá thành của kim cương thường tỷ lệ thuận với chất lượng của nó.
Chất lượng kim cương
Giá thành thường nói lên chất lượng của viên kim cương. Tuy nhiên, không phải cứ bỏ nhiều tiền là bạn có thể mua được sản phẩm ưng ý và phù hợp. Vì thế, bạn nên cân nhắc và đánh giá chất lượng của kim cương qua tiêu chuẩn 4C (màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt, trọng lượng); từ đó lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất và nằm trong khả năng tài chính của mình.
Màu sắc kim cương
Kim cương có thể có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh,… Tuy nhiên, viên kim cương có màu trắng, phản xạ ánh sáng tốt sẽ được đánh giá cao; và được ưa chuộng nhiều hơn.
Cấp độ màu của kim cương bắt đầu từ ký tự D trên thang điểm phân loại; đây cũng là cấp màu cao nhất. Các cấp độ màu của kim cương từ D đến Z đề cập đến độ trong của màu sắc. Trong đó, D, E, F là các lớp kim cương không màu, đồng thời là nhóm màu trắng cao nhất trong thang GIA; và không có nhiều sự khác biệt dưới chế độ xem thông thường.
Lớp G, H, I và J là lớp gần như không màu. Dưới mắt thường, các lớp này vẫn sẽ có màu trắng nhạt. Những lớp K, L và M được xem là màu hơi vàng nhẹ. Từ lớp N đến R là màu vàng nhạt nhẹ hoặc có màu nâu và xám. Với lớp S đến Z, chúng ta bắt đầu có thể nhìn rõ màu vàng nhạt, nâu nhạt hoặc xám nhạt.
Một số viên kim cương nằm ở cấp thấp thường được gọi với cái tên “cape” hoặc “canary”; một số viên màu nâu lại được gọi là “champagne”. Tuy nhiên, đây là những cái thuật ngữ tiếp thị bởi những người bán hàng; và không được sử dụng trong các phòng thí nghiệm lớn. Kim cương có cấp màu thấp hơn sẽ ít hiếm và ít giá trị hơn. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc yếu tố này khi chọn mua kim cương.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp nếu kim cương có màu vàng bên dưới chữ Z trong tiêu chuẩn 4C; nó sẽ được coi là màu lạ mắt và bán chạy không kém các viên kim cương màu trắng. Các loại kim cương đậm màu như đỏ, hồng, xanh lam,… cũng rất hiếm và đắt đỏ.
Độ tinh khiết của kim cương
Độ tinh khiết hay còn gọi là độ trong của kim cương là số lượng; và khả năng hiển thị các đặc điểm bên trong và bên ngoài của viên kim cương đó. Kim cương càng trong và ít lỗi sẽ càng đẹp và có mức giá cao hơn.
Các tạp chất hoặc tỳ vết của kim cương xuất hiện trong quá trình hình thành của kim cương tự nhiên. Để đánh giá độ trong của kim cương, các chuyên gia sẽ sử dụng kính lúp có độ phóng đại 10 lần; hoặc kính phóng đại chuyên dụng trong phòng lab.
Với tiêu chuẩn 4C, chuyên gia có thể dễ dàng thống nhất trong việc đánh giá chất lượng; và định giá kim cương. Dưới đây là các mức độ tinh khiết để đánh giá kim cương:
Độ FL
Dùng cho kim cương có độ hoàn mỹ cao nhất, không tồn tại bất cứ sai sót nhỏ nào cả bên trong lẫn bên ngoài.
Độ IF
Kim cương hoàn hảo ở bên trong. Phía trong kim cương không xuất hiện lỗi, bên ngoài có thể có một vài sai sót nhỏ không đáng kể.
Độ VVS1 – VVS2
Kim cương tương đối hoàn hảo; có thể có sai sót nhưng khó có thể phát hiện khi được phóng to dưới kính lúp hoặc kính phóng đại.
Độ VS1 – VS2
Kim cương được coi là khá hoàn hảo, khó có thể thấy các lỗi nhỏ khi nhìn bằng mắt thường.
Độ SI1 – SI2
Kim cương có sai sót nhưng không đáng kể.
Độ I2- I3
Có thể phát hiện lỗi sai khi nhìn bằng mắt thường, các lỗi này có thể ảnh hưởng tới độ sáng của kim cương.
Trong đó, chữ F là viết tắt của Flawless (hoàn mỹ), IF là Internal Flawless (hoàn mỹ bên trong).
Những viên kim cương cấp độ từ VVS2 tới F rất hiếm và có giá thành đắt đỏ. Với kim cương cấp độ từ SI1 đến VS1, chúng là loại phổ biến; thường được chọn mua nhiều do giá thành hợp lý và lỗi phát sinh nhỏ, khó có thể phát hiện. Bạn có thể dựa theo tiêu chí này để lựa chọn loại kim cương phù hợp với mình.
Giác cắt kim cương
Giác cắt hay còn gọi là vết cắt kim cương hay bị nhầm lẫn với hình dạng của kim cương. Tuy nhiên, giác cắt là một yếu tố giá trị riêng biệt; được đánh giá bằng các tỷ lệ chứ không phải về hình dạng của nó.
Khi đánh giá giác cắt của một viên kim cương, các chuyên gia cần kiểm tra; đo lường chi tiết các góc, chiều dài và độ đối xứng thích hợp. Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản dưới đây để hiểu thêm về vết cắt kim cương; từ đó chọn mua được loại kim cương phù hợp. Lưu ý rằng các tiêu chí sau chủ yếu áp dụng cho kim cương tròn.
Mặt bàn (table)
Mặt bàn là bề mặt lớn nhất ở trên đỉnh của viên kim cương, có hình lục giác. Khi mặt bàn lớn, độ phản xạ ánh sáng sẽ bị giảm đi. Vì thế, mặt bàn kim cương lớn 65% không còn là chỉ số tối ưu. Đối với những viên kim cương có vết cắt độc đáo và lạ mắt, các phạm vi kích thước có thể khác nhau.
Chiều sâu (depth)
Chiều sâu kim cương được tính bằng cách chia tổng chiều sâu từ đỉnh đến đáy kim cương cho đường kính trung bình. Đối với kim cương tròn, tỷ lệ 57,3% đến 63% là phạm vi ưa thích.
Viền cạnh kim cương
Đây là cạnh chạy xung quanh toàn bộ viên kim cương; và là nơi giao nhau giữa mặt trên với mặt dưới kim cương. Viền kim cương quá mỏng sẽ dẫn đến kim cương dễ bị nứt vỡ; sứt mẻ, xuất hiện các vết xước. Nếu viền kim cương quá dày, nó sẽ làm tăng trọng lượng không cần thiết; và giảm tính thẩm mỹ của tổng thể viên kim cương. Độ dày của viền cạnh kim cương bao gồm các cấp độ: cực mỏng, rất mỏng, mỏng, trung bình, hơi dày, rất dày và cực dày.
Culet
Culet – khối lập phương là điểm dưới cùng của một viên kim cương. Thông thường, culet của viên kim cương phải được đánh bóng thành một mặt rất nhỏ. Một culet lớn sẽ ảnh hưởng đến góc cắt của đáy viên kim cương.
Trọng lượng kim cương
Trọng lượng là tiêu chí chọn mua kim cương quan trọng. Nó được tính bằng carat (kí hiệu là “ct”), xác định bằng cách cân kim cương trên đĩa cân điện tử. Trong thương mại, chiếc cân điện tử này có thể đo được độ chính xác đến hàng nghìn carat.
Trọng lượng chính xác là yếu tố rất quan trọng khi định giá kim cương. Một viên kim cương nặng 0,99 carat sẽ có giá thấp hơn viên nặng 1,00 carat. Lưu ý rằng hai yếu tố trọng lượng và kích thước luôn đi liền với nhau theo tỉ lệ thuận. Vì vậy, bạn không nên chỉ quan tâm tới kích thước kim cương mà còn cần cân nhắc trọng lượng của nó khi chọn mua kim cương.
Ý nghĩa các tiêu chuẩn đánh giá kim cương
Vẻ đẹp của kim cương vô cùng đa dạng. Cho đến giữa thế kỷ XX; thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào để đánh giá chất lượng của kim cương. GIA đã tạo ra tiêu chuẩn đánh giá kim cương đầu tiên và được chấp nhận trên toàn thế giới.
Ngày nay, tiêu chuẩn 4C là phương pháp phổ biến và tương đối dễ hiểu để đánh giá kim cương ở bất cứ nơi nào trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn này có ý nghĩa quan trọng:
- Chất lượng kim cương có thể được truyền đạt bằng ngôn ngữ chung dễ hiểu, dễ hình dung.
- Khách hàng khi mua kim cương có thể biết chính xác giá trị của món trang sức thông qua tiêu chuẩn mà GIA ấn định.
Cách kiểm nghiệm chất lượng kim lượng
Khi mua kim cương, ngoài giấy chứng nhận, bạn cũng có thể kiểm tra kim cương là thật hay giả thông qua bút thử tại cửa hàng trang sức. Khi thử, nếu như tất cả các vạch thông báo đều được hiện rõ nét trên bút thử thì đó là kim cương thật.
Ngoài ra, bạn có thể phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên bằng một cốc nước. Hãy chuẩn bị một cốc nước trong, bỏ viên kim cương vào và quan sát. Viên kim cương tự nhiên sẽ sáng rạng rỡ; ngược lại, kim cương nhân tạo sẽ bắt đầu mờ dần đi.
Một số lưu ý khác khi chọn mua kim cương
Ngoài các tiêu chí chọn mua kim cương nêu trên, bạn nên chú ý đến một số điều dưới đây.
Nếu bạn dự định mua viên kim cương rời, bạn nên cân nhắc đến yếu tố kích thước và trọng lượng trước; sau đó lựa chọn ổ phù hợp với kích thước viên kim cương đó.
Nếu mua trang sức kim cương gắn sẵn, bạn cần xác định kiểu dáng trang sức phù hợp; đâu là loại hợp với vóc dáng, tính cách; cũng như trang phục để có thể tôn lên sự sang trọng của bạn. Ngoài ra, chất liệu kim loại của trang sức cũng nên được chú ý tới. Có rất nhiều chất liệu như: vàng trắng, vàng, platin,… với các hàm lượng: 18K, 14K, Pt900,… để bạn thoải mái lựa chọn.
Trên đây là các tiêu chí chọn mua kim cương mà khách hàng nên quan tâm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, đặt mua các sản phẩm trang sức đẹp và chất lượng, hãy liên hệ ngay với Kim Tài Ngọc qua website: https://kimtaingocdiamond.com/ hoặc hotline: 0842 988 889.